9 yếu tố quan trọng để xây dựng mô hình kinh doanh thành công

Việc xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được chính xác chân dung khách hàng tiềm năng, xác định được phân khúc thị trường mục tiêu, cũng như giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực và tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh.

Ngày đăng: 16-03-2022

499 lượt xem

 

Zalo

Nếu không có mô hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ rất khó nhận biết được sản phẩm mình sẽ mang lại giá trị gì cho khách hàng, hoặc khách hàng mục tiêu của mình là ai, phân khúc thị trường nào mà mình phù hợp để hướng tới trong tương lai.

Vì vậy, có thể nói mô hình kinh doanh là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp biết được mình đang làm gì, mình sẽ đi đến đâu và những giá trị mà mình có thể tạo ra là gì. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh doanh trong bài viết này.

Mô hình kinh doanh là gì?

Theo các tác giả của cuốn sách “Tạo lập mô hình kinh doanh” - Alexander Osterwalder và Yves Pigneur - mô hình kinh doanh (Business Model) là bản kế hoạch chi tiết để thực hiện chiến lược kinh doanh trong bất kỳ cơ cấu, tổ chức, quy trình và hệ thống nào.

 

Zalo

Về cơ bản, mô hình kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như sau:

  • Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm / dịch vụ nào?
  • Sản phẩm / dịch vụ này mang lại giá trị gì cho khách hàng?
  • doanh nghiệp có thể sử dụng những kênh nào để tiếp cận khách hàng?
  • doanh nghiệp phải trả những chi phí nào?
  • Làm thế nào để biến những chi phí này thành lợi nhuận?
  • Nguồn lợi nhuận đến từ đâu?
  • Doanh nghiệp cần phải có những nguồn lực nào để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh?
  • Đối tác chính của doanh nghiệp là ai?

Nói chung, mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch giúp một doanh nghiệp xác định các sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán, chân dung khách hàng mục tiêu, và tìm phân khúc thị trường mà doanh nghiệp sẽ nhắm đến và xác định được những chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả để sản xuất, đưa ra thị trường và quảng cáo sản phẩm / dịch vụ của mình.

Các thành phần chính của mô hình kinh doanh

Dựa trên mô hình canvas, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp cần bao gồm 9 thành phần chính sau:

  • Customer Segments (Phân khúc khách hàng)
  • Value Propositions (Giá trị doanh nghiệp)
  • Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng)
  • Channels (Kênh giao tiếp)
  • Key Activities (Hoạt động chính)
  • Key Resources (Nguồn lực chính)
  • Key Partners (Đối tác chính)
  • Cost Structure (Cơ cấu chi phí)
  • Revenue Streams (Nguồn doanh thu)

 

Zalo

 

9 yếu tố này có thể được phân loại thành 4 mục chính.

Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

Những hoạt động kinh doanh chính (Key Activities)

Đây là các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp để thể hiện giá trị của mình.

Nguồn lực chính (Key Resources)

Các nguồn lực chính là các nguồn lực cần thiết mà một doanh nghiệp sở hữu để cung cấp giá trị đối với khách hàng. Đây cũng có thể được coi là những tài sản của doanh nghiệp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Ví dụ về các nguồn lực chính có thể là: nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và trí tuệ.

Đối tác quan trọng (Key Partners)

Đối tác chính là danh sách các doanh nghiệp / nhà cung cấp khác mà doanh nghiệp có thể cần để thực hiện các hoạt động chính và mang lại giá trị cho khách hàng.

Yếu tố giá trị của doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp (Value propositions):

Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có thể đem lại những giá trị gì đến cho khách hàng.

Theo Osterwalder (2004), giá trị doanh nghiệp là yếu tố phân biệt một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Giá trị của doanh nghiệp có thể được thể hiện qua nhiều khía cạnh như: sự mới mẻ, sáng tạo, nhận diện thương hiệu tốt, mức giá phải chăng, sự tiện lợi, sản phẩm / dịch vụ chất lượng,…

Tuy nhiên, nhìn chung giá trị của doanh nghiệp có hai dạng chính:

  • Dạng định lượng: giá của sản phẩm, hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ đem lại.
  • Dạng định tính: trải nghiệm của khách hàng, chất lượng của sản phẩm.

Yếu tố khách hàng

Về khách hàng, mô hình kinh doanh bao gồm các yếu tố chính sau:

Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Để mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp phải xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu của mình. Phân khúc khách hàng có thể được phân loại giữa trên những đặc điểm hoặc nhu cầu khác nhau của họ để từ đó doanh nghiệp có thể triển khai những hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại khách hàng.

Mối quan hệ với khách hàng (Customer relationships)

Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xác định được mình nên xây dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần trả lời 3 câu hỏi:

  • Làm thế nào để bạn thu hút được khách hàng mới?
  • Làm thế nào để khiến khách hàng có nhiều khả năng mua hàng lại trong tương lai?
  • Làm thế nào để giữ chân khách hàng ở lại lâu với doanh nghiệp?

 

Zalo

Yếu tố tài chính

Đối với khía cạnh tài chính, mô hình kinh doanh bao gồm các yếu tố liên quan đến Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cơ cấu chi phí mô tả rõ ràng các chi phí vận hành doanh nghiệp theo từng mô hình kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp có thể tập trung vào việc giảm chi phí bằng cách giảm đầu tư vốn, hoặc tập trung vào việc nâng cao giá trị sản phẩm.

Yếu tố nguồn doanh thu (Revenue streams)

Dòng doanh thu là cách mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ các phân khúc khách hàng khác nhau.

Một số nguồn doanh thu chính có thể được kể đến như:

  • Bán tài sản: Doanh nghiệp bán quyền sở hữu tài sản hữu hình (physical good) cho khách hàng,

         Ví dụ: Các doanh nghiệp bán lẻ.

  • Thu phí sử dụng: Doanh nghiệp tính phí sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ,

        Ví dụ: doanh nghiệp công nghệ phần mềm.

  • Thu phí đăng ký: Các doanh nghiệp tính phí cho việc sử dụng thường xuyên một sản phẩm hoặc dịch vụ.

       Ví dụ: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, Disney +, v.v. sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Cấp phép: Doanh nghiệp tính phí sử dụng tài sản trí tuệ

       Ví dụ: phí bản quyền xuất bản sách hoặc phim, âm nhạc,…

  • Quảng cáo: Doanh nghiệp tính phí các bên quảng cáo sản phẩm trên kênh trung gian của mình.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp xác định các yếu tố quan trọng như: Khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường, sản phẩm / dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp cũng như giá trị của sản phẩm / dịch vụ đó hoặc các chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả và nguồn doanh thu đến từ đâu. Vì vậy, việc xây dựng mô hình kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp làm rõ:

  • Thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Các vấn đề mà doanh nghiệp dự định giải quyết.
  • Giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra và cách nó tạo ra giá trị cho khách hàng.
  • Cách để Doanh nghiệp Thu hút Khách hàng Mục tiêu.
  • Các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận bằng cách nào và chi phí phát sinh là bao nhiêu.

Khi xây dựng và lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp có thể xác định được cho mình một hướng đi thuận lợi nhất, từ đó tối ưu được chi phí và bứt phá doanh thu bán hàng.

Công Tâm

 

www.phanmembanhanghcm.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha